Đặc điểm Nông_nghiệp_công_nghệ_cao

Ưu điểm

  • Tiết kiệm diện tích đất trồng[6]
  • Tránh việc lây lan sâu bệnh[6]
  • Cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài[6]
  • Đảm bảo cây có thể phát triển tốt[6]
  • Cung cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết[6]
  • Điều chỉnh ánh sáng hợp lý[6]
  • Điều khiển tự động[6]
  • Giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể[6]
  • Chống thất thoát nước[6]
  • Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây…[6]

Nhược điểm

  • Vốn đầu tư cao khi đầu tư công nghệ cao[6]
  • Mô hình mới mẻ này còn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý[6]
  • Chuyên gia và nhân lực chưa có đủ trình độ kỹ năng, kinh nghiệm[6]
  • Khó khăn trong việc chọn lựa nhà cung cấp uy tín, chất lượng.[6]

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để  thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị  sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

Chức năng cơ bản của khu nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu ứng dụng; thử nghiệm; trình diễn CNC; đào tạo nguồn nhân lực; sản xuất sản phẩm NNCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.

Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

  • Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
  • Phòng, trừ dịch bệnh;
  • Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
  • Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
  • Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
  • Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC;
  • Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Như vậy, công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất (TBKT mới) trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.

Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao. 

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC trong sản xuất nông nghiệp. 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nông_nghiệp_công_nghệ_cao http://nongnghiepvietnam.edu.vn http://nongnghiepvietnam.edu.vn/khai-niem-nong-ngh... http://knkn.baria-vungtau.gov.vn http://knkn.baria-vungtau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-... http://tuyengiao.vn/kinh-te/phat-trien-nong-nghiep... http://www.vusta.vn http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Ap-... https://vnexpress.net/nong-trai-tu-dong-dau-tien-t... https://vnexpress.net/so-hoa-nong-nghiep-can-dong-... https://vnexpress.net/thoi-su/tu-dong-hoa-nen-nong...